BLOG

Bệnh ung thư và 10 điều cần làm ngay để phòng tránh

nikitaofficial 29.03.2024
2 người theo dõi 1 bình luận 68 bài chia sẻ

Bệnh ung thư có đến 100 loại khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh, ví dụ: Ung thư phổi, ung thư đại tràng. Hoặc có thể được gọi theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô (carcinoma) hay ung thư mô liên kết (sarcoma). Ngoài ra các ung thư có thể phát triển từ máu, như là các bệnh máu ác tính. Tìm hiểu về nguyên nhân và biểu hiện bệnh ung thư sẽ giúp chúng ta điều chỉnh lối sống tích cực, chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả.


Tìm hiểu về bệnh ung thư

Ung thư là gì?

Bệnh ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát. Và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường. Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong quá trình điều hòa, một tế bào nhận được chỉ thị để chết và cơ thể có thể thay thế nó bằng một tế bào mới hơn hoạt động tốt hơn.

Với các tế bào ung thư thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết. Chúng tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế bào khác. Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua các hạch bạch huyết.

Một số loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh chóng, trong khi những loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn. Có hơn 100 loại ung thư khác nhau.


Triệu chứng bệnh ung thư

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh ung thư sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ thể người bị ảnh hưởng, cũng như giai đoạn phát triển của bệnh.

Về cơ bản, ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ khó nhận thấy những dấu hiệu khác biệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng chung liên quan nhưng không đặc hiệu với ung thư có thể kể đến bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Thay đổi cân nặng bất thường, bao gồm giảm hoặc tăng ngoài ý muốn.
  • Thay đổi da, như vàng, sạm hoặc đỏ da, vết loét không lành hoặc thay đổi nốt ruồi hiện có
  • Ho dai dẳng hoặc khó thở
  • Khó nuốt, khàn tiếng
  • Khó tiêu dai dẳng hoặc khó chịu sau khi ăn
  • Đau cơ hoặc đau khớp dai dẳng
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc bầm tím


Một vài phương pháp phòng tránh bệnh ung thư

Không sử dụng thuốc lá

Sử dụng bất kì một loại thuốc lá nào cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị ung thư. Hút thuốc lá gây ra các bệnh ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang… và đặc biệt là ung thư phổi – loại ung thư có số ca mắc bệnh cao nhất tại Việt Nam với gần 20.000 người chết mỗi năm. Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá, việc tiếp xúc với thuốc lá một cách thụ động cũng khiến bạn có nguy cơ bị ung thư cao.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Tăng cường rau củ, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt, hạn chế thực ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Theo kết luận trong báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thì ăn một lượng lớn thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa béo phì bằng cách ăn nhẹ hơn, giảm các loại thức ăn nhiều calo, hạn chế đường – đặc biệt là đường fructose, và chất béo có nguồn gốc từ động vật. Hãy sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, ăn nhiều cá thay cho các loại thịt đỏ.

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp phòng tránh ung thư.

Bất kì một bài tập thể dục nào cũng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao bạn nên tập luyện ít nhất 150 giờ mỗi tuần với những bài tập vừa phải, 75 giờ mỗi tuần với những bài tập mạnh. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần, thời gian nghỉ giữa các lần tập không quá hai ngày.

Giữ cân nặng hợp lý

Béo phì gây ra rất nhiều bệnh cho cơ thể như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, xương khớp… và là nguyên nhân đứng thứ hai gây ung thư sau hút thuốc lá. Trong khi đó, số người bị thừa cân và béo phì đang ngày càng tăng do tăng lượng tiêu thụ thức ăn nhanh, đường, chất béo và lười vận động.

Hãy giảm cân bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, giảm hấp thụ năng lượng và tăng cường giải phóng năng lượng qua việc tập luyện.

Tránh xa rượu bia

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng theo số lượng rượu bia, thời gian uống và sự thường xuyên khi uống. Uống rượu bia gây ra ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng.

Bia, rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nếu bạn hút thuốc lá khi uống rượu bia sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do rượu bia gây ra.

Tránh tiếp xúc với các tia bức xạ có hại

Hãy bảo vệ bản thân khỏi ánh sáng mặt trời để phòng tránh các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da bằng cách che chắn cơ thể với quần áo dài, mũ, kính râm, bôi kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả khi trời râm mát. Hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều.

Bức xạ từ các thiết bị điện tử không gây ra ung thư trực tiếp nhưng có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư do những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

>> Xem thêm: Điều trị thoái hoá cột sống cực dễ tại nhà với giường kéo giãn cột sống 158C

Tránh tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp và công nghiệp

Các loại chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các loại khí đốt, khói bụi và phụ gia hóa học trong sản xuất công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hại cho sức khỏe của con người.

Một số loại hóa chất đã được chứng minh gây ung thư như: Arsenic được sử dụng cho một số sản phẩm xây dựng; Formaldehyd trong chất bảo quản một số thực phẩm, chất tẩy, xà phòng hoặc mỹ phẩm; BPA có trong đồ hộp nhựa; khí thải Diesels từ các phương tiện giao thông…

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ung thư

Vi rút viêm gan B là nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư gan. 60-70% những người bị ung thư gan được chẩn đoán có siêu vi viêm gan B trong người. Bên cạnh đó, vi rút HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Các bác sĩ và chuyên gia y tế luôn khuyên mọi người nên tiêm vắc xin đầy đủ.

Đối với vắc xin viêm gan B, sau khi tiêm đủ 4 mũi vắc xin trong lần đầu tiên, cả người lớn và trẻ em cần nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm nếu xét nghiệm thấy lượng kháng thể giảm đi.

Vắc xin HPV giúp giảm 70% nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Phụ nữ được khuyến khích tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi từ 09-26 để vắc xin đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Ngủ đủ giấc

Không có minh chứng mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và bệnh ung thư, nhưng các chuyên gia khẳng định một giấc ngủ khỏe mạnh giúp sức đề kháng của cơ thể được nâng cao và tránh béo phì – một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổ biến.

Ngoài ra việc ngủ đủ giấc cùng một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp tình thần luôn trong trạng thái tốt, tránh các tình trạng căng thẳng mệt mỏi.

Thực hiện tầm soát ung thư tổng quát định kỳ

Đa phần các ca bệnh ung thư khi được phát hiện đã đến giai đoạn cuối vì người bệnh chỉ đi khám khi có các triệu chứng cụ thể. Việc tầm soát ung thư tổng quát định kỳ giúp phát hiện ra bệnh ngay cả khi chưa có biểu hiện nào.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học giúp giảm các nguy cơ khi tầm soát ung thư, các bác sĩ chuyên môn khuyến nghị mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Đặc biệt là với những nhóm người có nguy cơ bị ung thư cao: người hút thuốc lá, người bị các bệnh mạn tính, người có người thân bị ung thư, người béo phì…


> Trên đây là bài viết 10 điều bạn nên làm để phòng tránh bệnh ung thư cho chính bạn cũng như người thân.

-------------------------------------------------

NIKITA OUTLET - nhà phân phối các sản phẩm giường bệnh, thang nhôm, ghế xếp, giường gấp gọn,... chính hãng lớn nhất tại Việt Nam.

Địa chỉ: 138/11 đường số 20, P5, Gò Vấp.

Website: https://nikitaoutlet.com

Hotline: 0933.74.3030

0 Bình luận
  • Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.
Website liên kết