BLOG

pH là gì? Cách xác định pH - Độ pH của một số chất

thietbibeboiunion 29.03.2024
1 người theo dõi 590 bình luận 1601 bài chia sẻ
pH là gì? Đây là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong đời sống. Nhưng liệu rằng bạn đã hiểu được ý nghĩa, cách xác định pH chưa? Truy cập bài viết ngay.

pH là gì? pH dùng để làm gì? Cách xác định nồng độ này như thế nào?... Union sẽ chia sẻ đến các bạn một số nội dung hữu ích trong bài viết này. Các bạn cùng tham khảo nhé.

pH là gì?

pH có thể được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động của một hằng số điện ly. Từ đó có thể dễ dàng đưa ra kết luận dung dịch đó có tính bazơ hay tính axit. Khi nồng độ pH của một dung dịch càng nhỏ thì tính axit càng mạnh, nồng độ này càng cao thì tính kiềm càng lớn.

Một dung dịch được coi là trung tính khi độ hoạt động của ion hidro = ion hidroxit và ~pH = 7. Giới hạn đo pH ở mức từ 0.00 - 14.00 và được thể hiện bằng công thức:

pH = -log[H+]

Ảnh hưởng của pH trong đời sống

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu pH là gì rồi đúng không nào. Vậy nồng độ này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?

Việc đo nồng độ pH của dung dịch là điều cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống của chúng ta. Cụ thể như sau:

  • Nồng độ này có thể làm thay đổi màu sắc của nước, cũng như có thể khiến nước có vị chua.
  • Nếu nồng độ này nhỏ hơn 7, chứng tỏ dung dịch có tính axit cao dễ dẫn đến ăn mòn thiết bị, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đối với các công trình bể bơi, nồng độ này càng thấp càng khiến tuổi thọ của thiết bị bể bơi bị giảm thiểu.
  • Đặc biệt nếu nồng độ pH trong nước có thấp là nguyên nhân sản sinh ra trihalommethane - Một chất gây ung thư nếu thường xuyên bổ sung chúng vào cơ thể.
  • Ngoài ra nồng độ này nhỏ hơn 7 cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thúc đẩy nguy cơ bệnh dạ dày vì nó cộng hưởng và làm tăng nồng độ axit trong cơ thể.


Nồng độ pH chuẩn theo khuyến cáo

Theo tiêu chuẩn của bộ y tế, nồng độ này trong nước sinh hoạt cần duy trì ở mức trung tính, tức xấp xỉ 7. Đối với nước kiềm nồng độ này thường dao động từ 7-9,5 tốt cho sức khỏe đường ruột cũng như khả năng phòng chống oxi hóa.

Cách xác định nồng độ pH

Hiện nay có nhiều cách để xác định nồng độ này, nhưng thường xuyên được sử dụng nhất là giấy quỳ tím và máy đo pH. Cụ thể như sau:

1. Cách tính độ pH bằng giấy quỳ tím

Đây được xem là cách xác định nồng độ pH đơn giản, tiết kiệm nhất nên thường được sử dụng cho các phòng thí nghiệm hay trong trường học…

2. Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng phương pháp này, đó chính là chi phí mua dụng cụ thấp, cách thực hiện dễ dàng không cần nhiều kiến thức chuyên môn, cho kết quả nhanh. Nhưng nhược điểm là không thể xác định chính xác dung dịch đó có nồng độ pH là bao nhiêu, mà chỉ có thể xác định dung dịch đó là axit hay bazo.

3. Xác định độ ph bằng máy đo pH

Ngoài việc sử dụng giấy quỳ tím, có thể sử dụng máy đo pH chuyên dụng để đo nồng độ pH dung dịch. Ưu điểm của thiết bị này đó là cho biết giá trị của nồng độ này chính xác đến 2 con số thập phân. Các thao tác thực hiện đều tự động và cho kết quả nhanh. Kết quả được hiển thị trên màn hình hoặc lưu trữ trên máy tính nên tiện lợi khi sử dụng. Nhưng giá thành tương đối cao.

Độ pH của một số chất

Mỗi một dung dịch đều có độ pH riêng. Với mong muốn giúp các bạn tiện lợi trong quá trình theo dõi, chúng tôi sẽ liệt kê độ pH của một số dung dịch phổ biến dưới đây

1. Độ pH của nước

Có thể bạn chưa biết, nồng độ này là một trong những yếu tố quyết định đến màu sắc cũng như vị của nước:

  • Nước tinh khiết có độ pH là 7.
  • Theo tiêu chuẩn, nồng độ pH của nước sử dụng trong sinh hoạt đạt từ 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5.

2. Độ pH của đất

Thổ nhưỡng tại Việt Nam khá đa dạng, do đó nồng độ pH cũng có sự chênh lệch nhất định:

  • Đất kiềm có độ pH lớn hơn 7. Đây là loại đất chứa ít dinh dưỡng, không thực sự phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp.
  • Đất trung tính có độ pH bằng 7, loại đất này giàu dưỡng chất nên thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển.
  • Đất chua là đất có độ pH < 7. Nếu nồng độ này nhỏ hơn 4 thì đó là loại đất phèn.

3. Độ pH của axit

Axit có nồng độ pH từ 0 đến nhỏ hơn 7 trong thang đo pH. Những chất có tính axit thường gặp trong phòng thí nghiệm gồm có HCl, H2SO4...

4. Độ pH của bazo

Nồng độ này của bazơ từ 8-14, những chất có tính bazơ phổ biến như NaOH, KOH…

5. Độ pH của máu

Các kết quả nghiên cứu đều cho rằng, nồng độ pH của máu phải đạt từ 7,35 và 7,45. Vượt quá phạm vi này 1/10 đơn vị pp cũng có thể gây tử vong.


Phương pháp điều chỉnh khi độ pH quá thấp

Sau khi đã tìm hiểu kỹ hơn pH là gì, chúng ta cần phải tìm cách điều chỉnh khi nồng độ này xuống quá thấp. Trong tình huống này có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

1. Sử dụng bộ lọc trung hòa

Lúc này có thể sử dụng bộ lọc có vật liệu chính là Calcite hoặc magnesia để nâng pH. Nên thường xuyên kiểm tra bộ lọc để tránh tình trạng gây tắc nghẽn.

2. Sử dụng hóa chất

Thông thường soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite là những hóa chất phổ biến được dùng để nâng độ pH. Tuy nhiên tùy vào độ pH hiện tại, nồng độ dung dịch hóa chất...mới có thể quyết định sử dụng các hóa chất này với hàm lượng bao nhiêu. Trong trường hợp nguồn nước có dấu hiệu nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn.

3. Phương pháp thủ công

Với nước ao hồ, mưa nhiều sẽ khiến cho pH của nước xuống dưới 6,5. Lúc này có thể sử dụng vôi bột để điều chỉnh lại nồng độ.

Union vừa chia sẻ đến các bạn một số nội dung liên quan đến pH là gì. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết, có thể giải đáp thắc mắc của các bạn về nồng độ này một cách chi tiết nhất. Hãy liên hệ đến chúng tôi nếu các bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này nhé.

Có thể bạn quan tâm bài viết này: https://thietbibeboiunion.tumblr.com/post/662922580642152448/calcium-hypochlorite-la-gi-mua-o-dau-uy-tin

Theo dõi Union trên:

https://twitter.com/thietbibeboiuni

https://www.instapaper.com/p/thietbibeboiuni

https://www.plurk.com/thietbibeboiunion

https://linkhay.com/u/thietbibeboiunion

https://www.diigo.com/user/thietbibeboiunio

https://ello.co/thietbibeboiunion

https://dashburst.com/thietbibeboiunion

0 Bình luận
  • Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.
Website liên kết