Avatar's bai_tu_long

Ghi chép của bai_tu_long

Đất và dân

1) Thời những năm 200x , dân Hà Tây chặn hàng loạt cổng các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp ở Hoài Đức, Thạch Thất lại không cho doanh nghiệp hoạt động . Lý do : Đã tiêu hết tiền .

Chuyện là trước đó nhiều năm , tỉnh Hà Tây thu hồi đất lúa của dân các huyện trên để san lấp , làm khu công nghiệp và kêu gọi nhà đầu tư về sản xuất . Đương nhiên là chuyện đền bù là tất yếu, dân cũng đã nhận tiền và giao đất, doanh nghiệp cũng đã về xây dựng nhà xưởng và làm ăn được nhiều năm . NHưng đến khi tiêu hết tiền đền bù, không hiểu ai xúi bẩy mà dân kéo ra cổng nhà máy, đào hào, dựng lán để đòi thêm tiền chứ tiền đền bù ít quá , chúng tôi tiêu hết rồi . 

Lúc đầu là vài chục hộ, chặn dăm doanh nghiệp , sau là cả trăm hộ dân kéo ra, mấy chục doanh nghiệp ở Hoài Đức khi đó điêu đứng, cả tháng trời , thiệt hại không biết bao nhiêu mà tính . 

Sau vụ việc cũng êm, vài bạn dân oan vào trại, nhưng thiệt hại doanh nghiệp chả ai đền 

2) Năm 2007 , Chính phủ cho Hải Dương xây dựng khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền ( CĐ ) ở Cẩm Giàng với diện tích hơn 200 Ha . Trong 1500 hộ dân có đất trong vùng dự án , chỉ còn 118 hộ chưa nhận tiền đền bù . 

Dự án khởi công từ 2008 , tiền đền bù đã trả cho gần 1400 hộ dân có đất, một phần hạ tầng cũng đã làm xong nhưng dự án phải dừng từ 2010 vì không thể đàm phán nổi với 118 hộ dân kia . 

Từ 2011-2014, tỉnh phải lập lại quy hoạch, giữ lại 50 ha trong 200 Ha để làm đất nông nghiệp cho 118 hộ không chịu nhận đền bù đã nói bên trên và giữ nguồn đất 5% cho các dự án khác về sau. Sau đó , dự án được chuyển nhượng cho VSIP triển khai tiếp . 

Nếu vậy thì sao còn sự việc máy xúc cán người . 

Số là 118 hộ dân kia, đất ruộng nằm rải rác trên khắp mặt bằng được quy hoạch, đến giờ nhất định không chịu nhận đám ruộng bờ xôi ruộng mật nằm trong 50 Ha được tách ra bên trên mà nhất định đòi....ruộng cũ . Nếu không thì phải đền bù 260 triệu/ Sào . Đến đây thì không ai còn cái ảo tưởng người dân lương thiện bị cướp đất sản xuất và đến bù rẻ mạt rồi đúng không ? 

Nếu ai vin vào lý do, đất của tôi, tôi không thích thì không giao đấy . Nhưng xin thưa là 118 hộ kia, chỉ có hơn 10 ha / hơn 200 Ha , tức là doanh nghiệp đã đền bù xong và có đất hợp pháp ở 190 Ha . Việc doanh nghiệp vào thi công ở phần đất hợp pháp của mình và bị ngăn cản lại , ai là côn đồ , doanh nghiệp hay dân ? 

Không bàn về vụ máy xúc xem cán qua thật hay chui vào gầm . Còn giờ xe oto đang chạy, bạn nào lao vào đầu xe để nó cán qua, ai sai tự hiểu. Xin nhắc lại là doanh nghiệp di chuyển phương tiện vào phần đất hợp pháp của mình.

Truyền thông thì còn mải tranh cãi chuyện cái máy xúc :))


3179 ngày trước · Bình luận · Loan tin
Bazoda , chuvantai3 người nữa
·  

17 bình luận

  • đất HN mà được định giá như tiền đền bù thì có phải ngon không nhỉ. Giá đất nhẹ nhàng nhất mấy chục củ 1 m2 thì bố ai mua được
     
    • @chaududan Làm khu công nghiệp, mà đền bù mấy chục triệu thì chắc Việt Nam giờ mở cửa ngang.....Triều Tiên
       
    • @bai_tu_long đấy là đang nói đất giải tỏa để làm khu đô thị. Còn đất giải tỏa để làm khu công nghiệp thì cũng thế, rổ giá nó rất là rẻ mạt. Thân làm cái thằng nông dân, cầm tiền đền bù thì bị chửi là ngu, không cầm thì lại bị bai_tu_long chửi là láo
       
  • Con người khác với con vật ở chỗ làm đúng pháp luật. Dân làm sai thì giải toả, cưỡng chế bằng lực lượng nhà nước, nhận thức sai thì tuyên truyền giải thích.
     
    • @tanng Dân làm sai pháp luật , và toàn con người đi ủng hộ điều đó

      Cưỡng chế với đất chưa giải phóng, đất đã giải phóng rồi thì tranh chấp là dân sự . Xông ra cản xe, ném đá , đánh tài xế là hình sự .

      Tuyên truyền 6-7 năm rồi đó , hay cứ tuyên truyền đến khi NĐT phá sản thì thôi
    • @bai_tu_long

      Sai đâu xử đấy, lái xe cán người xử lý tội cán người, ném đá vào tài xế xử lý tội ném đá vào tài xế. Nhưng chắc chắn chẳng ai đi xử tù ông ném đá và khen ngợi ông lái xe cán người cả.
       
    • @tanng Mà phải xử tù ông lái xe và khen ông ném đá với hợp lòng " nhân dân " phải không .

      Tư duy của dân Việt, mãi không vượt qua cái tư duy yếu - mạnh, kiểu thằng xe đạp say rượu húc vào oto thì oto vẫn sai.

      Lao vào đầu xe đang chạy trên đất hợp pháp của người ta mà vẫn còn đòi bỏ tù tống giam thằng lái , bi kịch của dân tộc là đây
       
    • @tanng Ở những vùng quê nghèo, nông dân có đất bị giải tỏa đa phần kém hiểu biết đền bù cho bao nhiêu thì biết thế thôi, ít ai dám phản đối, lại sợ bị chính quyền cán bộ địa phương trù dập nữa, nên nhiều nơi dù ấm ức nhưng chẳng ai dám ho he gì cả. Nơi nào có dân phản đối thì so với số cam chịu nhận đền bù cũng rất ít. Nếu cứ lôi số đồng ý ra lấy thịt đề người bắt số ko chịu phải theo thì cũng hơi gì. Ko biết có cách gì hay hơn để giải quyết kiểu tranh chấp đất gây mâu thuẫn giữa dân vs chính quyền kiểu này ko.

      p/s: chờ tiên sinh of LH post bài phản biện mãi mà giờ mới post, mỗi tội bài nhiều số liệu mà chả có 1 cái link nguồn kiểm chứng nào nhỉ
       
    • @cobb, @bai_tu_long

      Quan trọng là minh bạch, khi minh bạch và có lòng tin rồi thì giải tỏa kiểu gì vẫn được ủng hộ. Đây lúc làm thì hung hãn, lúc có sự cố thì che giấu, làm sao yên ổn được.

      Pháp nhợn cũng hay giải tỏa, nhiều khi chỉ 1 người mà khiến cả tòa nhà không thay đổi được. Phương pháp làm của họ thì có nhiều, một là đồng ý tới đâu phá tới đó (như kiểu giải tỏa đường ở Hà Nội), hai là giải tỏa tới đâu thi công tới đó, ba là cắt các thứ công cộng như kiểu điện, nước theo lộ trình của nhà nước đề ra, bốn là xây tường chặn ngoài để họ không thủ lợi được. Lúc đó người cố nán lại sẽ thấy xung quanh mình mọi người rút dần, sinh hoạt khó khăn, môi trường bẩn thỉu thì mấy ai kiên trì ngồi đó mãi thay vì đổi sang chỗ có lợi hơn. Trừ khi quá oan ức chứ không người ta sẽ không thi gan tới cùng.

      Nói chung thích quản lý mềm thì sẽ tìm ra cách để làm, còn lười suy nghĩ tìm cách thuyết phục, lung lạc mà chỉ muốn dùng vũ lực để áp đảo người khác thì sẽ gây phản kháng xã hội.
       
    • @@tanng : Cũng không hẳn chính xác. Đây là phi đối xứng. Thời gian là tiền bạc. Nếu chờ sự thối chí của dân (gian), thì doanh nghiệp hay tập thể sẽ bị thiệt hại trong khi dân thiệt hại ít hơn rất nhiều. Doanh nghiệp hay các công trình công cộng phải đúng kế hoạch đề ra mới có hiệu quả. Anh cứ nhìn các phố mới mở, có đền bù đấy, nhưng vì sự quan liêu trong thiết kế quy hoạch mà phố nào cũng có các bức tường nằm chờ nhiều năm để bán cho nhà phía sau cho được giá. Như vậy hiệu quả về giao thông cũng như mỹ quan đô thị đã ảnh hưởng mà chả có cách nào giải quyết được.Theo em phải nghiên cứu hoàn thiện về luật đất đai, và tất cả cứ theo luật mà làm.
       
    • @bai_tu_long ngày xưa người ta còn có đất cày ruộng kiếm ăn, quy hoạch đền bù cho cục tiền (chưa rõ nhiều hay ít, mà chắc cũng chả nhiều gì) rồi ko tái cơ cấu nguồn lao động, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, bất ổn, xài hết tiền rồi lại quậy là bình thường thôi
       
    • @botram Làm mềm như cách mình nói thì nhanh hơn kiểu làm cứng là chắc, chỉ có phải khôn ngoan và lưu ý thi thôi. Còn tất nhiên mang súng với xe tăng xuống làm vẫn là nhanh nhất.
       
    • @Cobb like cái ps của bác
       
    • @cobb người ta làm to , toàn thông tin mật bác đòi link thì lấy đâu ra
       
  • Bài hay nhất của chị Bái. Rất đồng tình với suy nghĩ, tuy viết linh tinh không dẫn nguồn. Đi làm dự án mới thấy hết cái khổ của giải phóng mặt bằng. Quan thì tham, nhưng dân thì gian.
     
  • Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật còn xa lắm
     
Viết bình luận mới
Website liên kết