HTV vén màn “kem trộn” khi thâm nhập vào nhà máy mỹ phẩm Huyền Cò

Gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo viết, truyền hình và đặc biệt là mạng xã hội, đã loan tin liên tục về các thương hiệu mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thông tin quảng bá mập mờ che mắt khách hàng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tiền bạc của người tiêu dùng.

Với sự phát triển bùng nổ, các thương hiệu mỹ phẩm trong nước mọc lên nhiều như nấm sau mưa. Và trong bối cảnh hỗn độn bởi nhiều thông tin trái chiều về mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng đang vô cùng hoang mang không biết đâu là mỹ phẩm kém chất lượng và đâu mới là mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn. Để tránh bị nhầm lẫn trước những chiêu quảng bá “tung hỏa mù” của các thương hiệu mỹ phẩm có “tên”, có “tuổi” nhưng không có “nơi sinh”, chương trình Chuyện Nghề của HTV đã vào cuộc, thâm nhập trực tiếp vào thủ phủ của một thương hiệu mỹ phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh để giúp người tiêu dùng nhận diện được rõ hơn về những vấn đề trên.

HTV vén màn “kem trộn” khi thâm nhập vào nhà máy mỹ phẩm Huyền Cò - 1

Để có sản phẩm bán ra thị trường, không tính đến các mỹ phẩm handmade tự làm dùng cho bản thân hoặc số ít người khác, bắt buộc phải có nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm mới được nhà nước cấp phép cho sản xuất đại trà. Tuy nhiên hiện nay ngoài thị trường, trên bao bì nhãn mác của nhiều dòng mỹ phẩm, đến ngay cả địa chỉ sản xuất còn không thấy ghi thì nói gì xa vời đến việc có nhà máy đạt chuẩn hay không.

Các sản phẩm không có địa chỉ rõ ràng thường là làm chui, trộn khuấy thủ công, không được cơ quan chức năng kiểm định về tiêu chuẩn vệ sinh, độ an toàn của thành phần nguyên liệu, và sự có mặt của chất cấm. Người ta vẫn hay gọi chúng với cái tên là kem trộn.

Khi cầm trên tay hoặc được giới thiệu 1 sản phẩm mỹ phẩm nào đó, người tiêu dùng cần phải chú ý trước tiên đến nơi sản xuất, xem địa chỉ cụ thể nhà máy nằm ở đâu. Sau đó cần yêu cầu người bán, người giới thiệu cung cấp hình ảnh khách quan về nhà máy, thậm chí đề nghị được tham quan nhà máy nếu có thể. Với những thương hiệu chính thống họ sẵn sàng mở cửa nhà máy đón khách tham quan, còn những sản phẩm không có “nơi sinh” chắc chắn sẽ tìm mọi cách từ chối bạn.

HTV vén màn “kem trộn” khi thâm nhập vào nhà máy mỹ phẩm Huyền Cò - 2

Tiếp theo, phải yêu cầu người bán chứng minh được độ an toàn sản phẩm bằng các giấy tờ chứng nhận của cơ quan chức năng. Quan trọng nhất là giấy công bố sản phẩm. Nếu không đưa ra được giấy công bố nào, tức là thương hiệu đó chưa được cơ quan chức năng cho phép sản xuất, hoặc chưa đủ tiêu chuẩn an toàn để sản xuất mỹ phẩm. Để đảm bảo an toàn hơn nữa cần phải xem thương hiệu có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO về chất lượng hay không. Cuối cùng là tem của bộ công an để biết đây là thương hiệu được luật pháp công nhận và bảo vệ.

Nhiều thương hiệu dùng “hỏa mù” để che mắt người tiêu dùng bằng các giải thưởng với bằng khen, cup lưu niệm. Có không ít các giải thưởng thực tế được mua bằng tiền, tức có tiền là có thể có được bằng khen và giấy chứng nhận các kiểu. Người tiêu dùng không nên cả tin vào những chiêu thức quảng bá này. Cần thận trọng xem xét các tổ chức trao giải ấy có đáng tin cậy hay không, người trao giải là ai, chương trình sự kiện mà thương hiệu được mời tham dự có uy tín và có tầm ảnh hưởng hay không.

HTV vén màn “kem trộn” khi thâm nhập vào nhà máy mỹ phẩm Huyền Cò - 3

Sau khi đã xác định khách quan về độ an toàn và uy tín của thương hiệu, người tiêu dùng mới nên móc hàu bao để mua sản phẩm sử dụng. Còn việc sau khi sử dụng có mang lại hiểu quả hay không, hoặc có các biểu hiện dị ứng, kích ứng với sản phẩm hay không là tùy thuộc vào cơ địa và đặc điểm nội tiết tố của mỗi người. Nếu cảm thấy không an tâm người tiêu dùng nên thăm khám bác sĩ để biết chính xác thể trạng da và có phản hồi với thương hiệu đang sử dụng.

Chúc các bạn luôn là người tiêu dùng thông thái và tìm được thương hiệu mỹ phẩm chất lượng, an toàn và phù hợp với làn da của mình.